Ngành Tài chính - Ngân hàng (Định hướng nghiên cứu)
Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng theo định hướng nghiên cứu là trang bị cho người học những kiến thức chuyên sâu và phương pháp nghiên cứu hiện đại; nhằm giúp cho học viên hệ thống hoá, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng; có năng lực nghiên cứu và vận hành trong hoạt động chuyên môn tại các tổ chức kinh kế; có kỹ năng phân tích, đánh giá môi trường hoạt động của tổ chức, từ đó đưa ra các chiến lược tài chính nhằm giúp doanh nghiệp hay ngân hàng phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn của từng đơn vị; có khả năng làm việc độc lập, tự nghiên cứu để giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo. Bên cạnh đó, chương trình còn giúp người học có điều kiện tiếp tục nghiên cứu và học tập lên cao hơn như chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ và khả năng nghiên cứu, học tập suốt đời
Triển vọng nghề nghiệp
Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng có một số chuyên ngành sau:
Chương trình học
Đăng ký xét tuyển
Triển vọng nghề nghiệp
Học viên ngành Tài chính – Ngân hàng được trải nghiệm thực tế thông qua các học phần Thực tập 1, Thực tập 2, Thực tập 3, Thực tập 4, Báo cáo chuyên đề, Đề án tốt nghiệp và một số học phần khác thiên về ứng dụng và thực hành trong chương trình đào tạo khi còn đang học tại Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM, việc tăng tính cọ sát thực tế trong quá trình học giúp học viên hiểu rõ công việc hàng ngày và trách nhiệm của một nhân sự chuyên về tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan..., hiểu và vận hành bộ máy/nhóm chuyên gia làm việc trong từng lĩnh vực/nghiệp vụ cụ thể, vì thế có thể trở thành chuyên gia tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, định giá tài sản có nghiệp vụ tốt, có khả năng xử lý các nghiệp vụ ở trình độ và vị trí cao
Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng có một số chuyên ngành sau:
1. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
2. Chuyên ngành Tài chính công, Thuế, Hải quan
3. Chuyên ngành Bảo hiểm
4. Chuyên ngành Thẩm định giá